Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Hoa Tết Việt Nam trong mắt báo chí quốc tế

- Hoa Tết, nét văn hóa độc đáo của người Việt, đã không ít lần xuất hiện trên các tờ báo, tạp chí quốc tế. Hãy cùng chiêm ngưỡng hoa Tết ở nhiều vùng miền trên đất nước, qua ống kính của báo chí nước ngoài.

Hoa Tết Việt Nam trong mắt báo chí quốc tếNhững cây đào như thế này là niềm vinh dự của người trồng ra nó, đồng thời, nó cũng được coi như một “lì xì” may mắn cho ngày Tết của người nông dân. Nếu trồng được đào đẹp, họ sẽ rất phấn khởi. (Ảnh: Telegraph)
Hoa Tết Việt Nam trong mắt báo chí quốc tếNgười nông dân đang chăm sóc cho vườn đào của mình. Cả đất nước Việt Nam trong những ngày này đều đang chuẩn bị cho Tết nguyên đán – ngày Tết quan trọng nhất của cả dân tộc. Nhiều gia đình miền Bắc thích mua hoa đào hoặc cây quất để bày trong nhà, bên cạnh đó những loài hoa đa dạng khác dùng để cắm bình cũng là một phần làm nên phong vị ngày Tết. (Ảnh: NBC News)
Một quân nhân đi chọn mua quất chuẩn bị cho ngày Tết.Một quân nhân đi chọn mua quất chuẩn bị cho ngày Tết. (Ảnh NBC News)
Người miền Nam thường chuộng mai vàng.Người miền Nam thường chuộng mai vàng. (Ảnh: Flickriver)
Một cô gái trẻ chở hoa đào ra thành phố bán trong khu chợ hoa Tết.Một cô gái trẻ chở hoa đào ra thành phố bán trong khu chợ hoa Tết. (Ảnh: Aaron Noel Santos Photo)
Hoa đào, hoa mận trước hiên nhà.Hoa đào, hoa mận trước hiên nhà. (Ảnh: Diary of Kathya)
Hoa mận miền Tây Bắc.Hoa mận miền Tây Bắc. (Ảnh: Asia Finest)
Vườn trồng hoa cúc – loài hoa thường được trang trọng đặt lên bàn thờ gia tiên.Vườn trồng hoa cúc – loài hoa thường được trang trọng đặt lên bàn thờ gia tiên.
Hoa mận.Hoa mận- Ảnh của phóng viên Phạm Ngọc Bằng báo Lào Cai đăng trên báo nước ngoài
Hoa đào Tây Bắc.Hoa đào Tây Bắc (Ảnh: Discovery Indochina)
 
Đào rừng.
Đào rừng (Ảnh: Flickriver)
-theo dân trí.

Trung Quốc không thể thay thế sự thật ở biển Đông

    Trong thời gian gần đây,tình hình biển Đông diễn ra hết sức căng thẳng và phức tạp.TQ thường xuyên gây hấn,vi phạm vào điều ước quốc tế trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông.
Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 ngày 30-11-2012,khi tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam (tại tọa độ 17026,2’ vĩ tuyến Bắc, 1080 02’ kinh tuyến Đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) khoảng 43 hải lý) thì bị 2 tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp, bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh báo.
Mới đây nhất,tập bản đồ “địa hình Trung Quốc” do Tập đoàn xuất bản bản đồ Trung Quốc (Sinomaps Press) in ấn, bao gồm 130 đảo lớn nhỏ ở biển Đông, dự kiến cuối tháng 1-2013 sẽ phát hành trên toàn Trung Quốc.Đây là những hành động trên thể hiện Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

Bản đồ địa hình Trung Quốc do Sinomaps Press ấn bản và phát hành,bao gồm 130 đảo lớn nhỏ ở biển Đông (Ảnh: huanqiu.com)
Từ tấm hộ chiếu in hình lưỡi bò đến tập bản đồ này, cho thấy Bắc Kinh đã không kiềm chế được tham vọng thôn tính biển Đông và sẵn sàng thực hiện tham vọng đó bất chấp sự thật lịch sử cũng như sự phản đối của cộng đồng quốc tế,bất chấp sự lên án của dư luận trong nước,sự phản đối gay gắt của công chúng,tham vọng của Trung Quốc giờ đây không thể che đậy đươc nữa
Cả thế giới đều biết rõ điểm giới hạn cực nam lãnh thổ của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Sự thực này không phải do các quốc gia khác tạo ra, mà do chính các tấm bản đồ của Trung Quốc thể hiện. Mới đây, tại Việt Nam đã có những cá nhân sưu tầm được bản đồ của Trung Quốc xuất bản. Đơn cử như tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được thực hiện dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa. Nhiều tấm bản đồ có nội dung tương tự đang được lưu trữ khắp cả thư viện trên thế giới.
Thay vì chấp nhận sự thật này,Trung Quốc lại làm ngược lại,mưu tính tham vọng bá chủ thế giới và thôn tính biển Đông về mình,vẽ ra tập bản đồ mới,vơ hết các đảo trên biển Đông vào cho mình.Thái độ này tất nhiên sẽ không thay đổi được sự thật về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc mà chỉ phơi bày rõ ràng hơn một sự thật, đó là Trung Quốc đã và đang thách thức dư luận các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Một hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu trước mắt nhân loại.
Nhưng Trung Quốc không biết rằng họ đã phạm sai lầm quá lớn. Hành động công khai xâm phạm chủ quyền lãnh thổ các quốc gia trong khu vực của Trung Quốc làm cho thế giới thấy rằng họ không có thiện chí giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. Các quy định của luật pháp quốc tế cũng như các cam kết về giải quyết tranh chấp biển Đông mà Trung Quốc có tham gia đều bị họ chà đạp.
Thế giới đang cố gắng vươn tới một nền hòa bình,không có chiến tranh,xung đột,không có tranh chấp chủ quyền giữa các nước,cả thế giới cùng nhau xây dựng một mái nhà chung thịnh vượng, thì mọi hành động đe dọa hòa bình đều bị nhân loại quay lưng, phản đối và tất nhiên quốc gia nào tạo ra xung đột là đi ngược lại xu thế chung của thế giới,sẽ bị cô lập. Không ai chấp nhận một kẻ chuyên đi gây hấn, cậy to xác ức hiếp người khác.
Trung Quốc dù có in một tập bản đồ mới hay một triệu tập như thế cũng không thể thay đổi được sự thật lịch sử và càng không thể làm cho các quốc gia khác e sợ hay khuất phục trước sự ngang ngược của họ mà chỉ làm phai mờ thêm hình ảnh trước mắt bạn bè thế giới.
Đối với Việt Nam, sẽ khó có ai tin tưởng vào những lời nói về tình hữu nghị từ phía Trung Quốc, bởi vì tất cả các hành động vừa qua của họ đều đi ngược lại lời nói…
 theo Mùa lá rụng

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

BẮC KINH ĐANG NHẮM VÀO TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM CHỨ KHÔNG PHẢI SENKAKU

Theo dõi những gì đang diễn ra tại Senkaku người ta thấy căng thẳng ngày càng leo thang và dường như một cuộc chiến tranh Trung Nhật là điều khó tránh khỏi. Nhưng mình đồ rằng, điều đó không xảy ra. Theo mình, bản chất của vấn đề là Trung quốc đang tìm cách đánh úp, chiếm đảo ở Biển Đông của Việt Nam. Vì thế, chúng ta nên cảnh giác.Có một ai đó nói rằng, "Chiến tranh thực chất đều bắt nguồn từ lợi ích. Không có lợi ích chẳng có quốc gia nào chủ động tổ chức chiến tranh". Điều này là hoàn toàn đúng đắn.Kể từ khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật Bản lên nắm quyền và ông Shinzo Abe làm Thủ tướng thì tình hình tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư căng thẳng ngày càng tăng và có vẻ như xung đột quân sự sẽ xảy ra.Trên thực tế, Nhật Bản là nước đã và đang quản lý Senkaku từ hơn 40 năm nay và quan trọng hơn là Senkaku là món hàng đặt cược quá bé nhỏ cho một cuộc chiến. Dù muốn hay không, chiến tranh cũng sẽ tàn phá nội lực của cả hai bên mà đối với Trung quốc, Senkaku dù có chiếm được cũng không thể  so sánh với những gì đã mất.Tiến hành một cuộc chiến với Nhật, Trung Quốc không xác định được thắng hay bại, vì Nhật có sức mạnh quân sự, kinh tế chẳng thua kém gì Trung Quốc thì cơ sở nào để khẳng định chiến thắng? Ngược lại, sa lầy, mất bạn và cái vé thua gần như cầm chắc trong tay. Khi đã thua Nhật, người dân Trung Quốc sẽ nghĩ gì về lãnh đạo Bắc Kinh?
Tấm bản đồ của những con lừa
Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng, chỉ xét riêng về ý chí, tinh thần chiến đấu, người Trung Quốc thua xa người Nhật. Điều này là có lý vì tâm lý người lính bị ảnh hưởng bởi chính sách con một của Trung Quốc. Chẳng có người lính nào lại sẵn sàng ra trận để cầm chắc cái chết, đem lại sự đơn côi không nơi nương tựa cho cha mẹ mình. Đó chính là tâm lý của lính Trung Quốc.Xét rộng ra, đối thủ cạnh tranh của Trung quốc trước mắt là Nga và Ấn Độ, hai ông lớn này đang ngồi ngắm và chờ đợi cả Trung quốc và Nhật bản đều rơi vào thảm họa chiến tranh. Khi điều đó xảy ra, những lợi thế chiến lược của Bắc Kinh giành được bấy lâu sẽ tan biến mà muốn có nó, phải trả giá hàng thế kỷ. Điều này là đi ngược hoàn toàn với bản tính, thói quen “tọa sơn quan hổ đấu” của người Trung Quốc. Với Trung Quốc, không bao giờ họ muốn mình là một trong 2 con hổ đấu đó.Vậy tại sao Trung Quốc lại cố gắng duy trì tình trạng căng thẳng với Nhật?Trung Quốc làm dấy lên căng thẳng với Nhật Bản, hô hào chuẩn bị chiến tranh…thực chất là “bắn một mũi tên trúng 2 đích”. Một là làm thõa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tác động, gây sức ép không ít lên chính phủ. Đơn giản là chính phủ nuôi nó, lợi dụng nó để trục lợi thì cũng phải để cho nó sống, làm thõa mãn một ít nhu cầu của nó. Điều này, thiên hạ quen gọi là tìm cách chuyển sức ép ra bên ngoài, hay đánh lừa dư luận trong nước.Do đó, sẽ không có gì là lạ khi mà căng thẳng sẽ được Trung Quốc đẩy lên cao nữa, những cuộc tập trận lớn, hoành tráng với giả định là đánh chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ diễn ra trong nay mai nhằm làm cho chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc mãn nhãn. Giới lãnh đạo Bắc Kinh đâu dại nghe theo đám “diều hâu”, chủ nghĩa dân tộc như La Viện đến mức “mất quyền điều khiển”.Vậy thực chất Bắc Kinh đang nhắm đến điều gì?Nói gọn một câu là Trung Quốc đang nhắm đến chiếm gọn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chứ không phải Senkaku.Những động thái trên Hoa Đông và Biển Đông suy cho cùng cũng là tìm cách chiếm trọn Biển Đông theo tiêu chí đường lưỡi bò. Tất nhiên không dễ.Gây căng thẳng với Nhật, Hàn hay Ấn Độ và kể cả Nga, không chỉ lên dây cót cho chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, nó góp phần xoa dịu những bất ổn như những cơn sóng ngầm trong lòng xã hội Trung Quốc, mà còn để "giương đông kích tây" đánh lạc hướng dư luận quốc tế, chờ thời để ra tay đánh úp các đảo của Việt Nam. Lần này, Trường Sa là tiêu điểm. Các bạn nên nhớ, đây mới là mục tiêu căn cốt trong chính sách bành trướng của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.Chúng ta đều biết, Trung Quốc chưa đủ mạnh để cùng lúc ra đòn ở cả hai vùng biển, và chỉ với một vùng Hoa Đông thôi cũng chưa đủ. Nhưng với vùng Biển Đông thì sức mạnh của Trung Quốc thì quá đủ. Tất nhiên, đánh đâu chứ đánh vào Trường Sa của Việt Nam thật không dễ chút nào. Nếu dễ thì Bắc Kinh đã làm từ lâu chứ không phải ngồi đó để thăm dò và bày trò này nọ.Mới chỉ vài ba tuần trở lại đây thôi, Bắc Kinh hung hăng hiếu chiến là thế, nhưng cũng đã phải tỏ ra lo ngại trước những bước đi của Mỹ, Hàn hay Nhật Bản. Điều mà Trung quốc cũng đặc biệt chú ý là người Nhật đã rũ bỏ tấm chăn cũ kĩ, vươn mình đứng dậy trở thành một võ sĩ Samurai thực sự với một sức mạnh quân sự ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng lợi thế hơn hẳn ở sự đoàn kết lòng dân trong nước cũng như đoàn kết quốc tế. Những sự thay đổi này của Nhật Bản là xuất phát từ tính tự phụ, côn đồ hung hăng bất chấp đạo lý của Trung Quốc.Tham thì thâm, gieo gió ắt sẽ gặp bão. Trung quốc đang cố tình ngoác miệng ra để nuốt những gì không phải của mình  như cha ông họ đã làm. Nhưng điều đó không dễ chút nào trong bối cảnh quốc tế và khu vực đã thay đổi. Đối với Việt Nam, quốc gia nhỏ bé và khiêm tốn hơn nhiều lần so với Trung Quốc cũng không dễ dàng để cho Bắc Kinh muốn làm gì thì làm trên vùng lãnh thổ hợp pháp của mình. Đã có sự thay đổi lớn lao trong tư duy nhận thức cũng như về sức mạnh nội lực của dân tộc này về bảo vệ lãnh thổ. Lịch sử chiến thắng luôn đứng về phía chính nghĩa và người Việt Nam chưa khi nào hốt hoảng, run sợ trước những thách thức xâm lược từ phía Trung Quốc. Như thường lệ, cảnh giác trước chiêu trò mới của Bắc Kinh là điều chúng ta không khi nào được quên.

Theo trelang